Với những nhà đầu tư, có lẽ thuật ngữ Margin (giao dịch ký quỹ) không còn quá xa lạ. Là một trong những giải pháp hỗ trợ tài chính của các công ty cổ phiếu với tác dụng tối đa hoá hiệu suất sinh lời. Nhưng khi nào thì nên dùng đến Margin, những cơ hội cũng như rủi ro từ nó mang lại như thế nào? Có lẽ ta nên tìm hiểu sâu hơn về bản chất của Margin, và từ đó có được góc nhìn cũng như quyết định phù hợp nếu muốn sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.
Định nghĩa Margin
Để giải đáp thắc mắc Margin là gì, thì nói một cách dễ hiểu, Margin sẽ cho nhà đầu tư được sử dụng các khoản vay từ các Công ty Chứng khoán, rồi lấy nó để mua thêm cổ phiếu. Thêm nữa, các cổ phiếu này cũng sẽ là tài sản thế chấp của nhà đầu tư trên sàn giao dịch. Đây được xem là một đòn bẩy tài chính có thể gia tăng lợi nhuận của với việc chỉ sử dụng vốn tự có.
Về chi tiết, nhà đầu tư có thể vay Margin với số tiền tương ứng với số cổ phiếu hiện đang nắm giữ. Ngoài ra, tuỳ vào thời điểm cũng như tuỳ theo Công ty Chứng khoán khác nhau mà sẽ có tỷ lệ đòn bẩy riêng biệt. Và theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thì các nhà đầu tư chỉ có thể vay với tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 1:2. Nhưng thực tế trên thị trường thì vẫn có những Công ty Chứng khoán khi kiểm soát được rủi ro của những cổ phiếu, họ đã lách luật và cho tỉ lệ đòn bẩy có thể tối đa tới mức 1:4.
Tác động qua lại giữa Margin và thị trường
Sẽ có hai trường hợp thường thấy, đó là khi cổ phiếu tăng và giảm.
- Khi cổ phiếu tăng: Nhà đầu tư Margin sẽ thu được lợi nhuận, đi kèm với đó là giá trị tài sản ròng tăng theo. Ở thời điểm này, có thể lựa chọn mua thêm cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận hoặc bán đi lấy lời nếu cảm thấy mọi thứ sẽ đảo chiều.
- Khi cổ phiếu giảm: các nhà đầu tư sẽ lỗ tương ứng theo tỷ lệ đòn bẩy đang sử dụng, và giá trị tài sản ròng cũng sẽ giảm xuống theo. Và khi tài sản ròng bị giảm sút thì phải bổ sung thêm cổ phiếu hoặc tiền cho nhà đầu tư để có thể bổ sung tài sản. Còn nếu không lựa chọn như vậy, thì có thể bán bớt cổ phiếu, miễn tới khi nào đảm bảo được tỷ lệ đòn bẩy về đúng như quy định của Công ty Chứng khoán sau khi giảm tiền vay. Quá trình này được gọi với một cái tên là “Margin Call”.
Các rủi ro và lưu ý khi sử dụng Margin
Cơ hội từ Margin mang lại lớn bao nhiêu thì rủi ro từ nó cũng tương ứng như vậy. Vì thế, Margin chỉ thực sự hiệu quả và thích hợp cho những người có kiến thức sâu, lâu năm về thị trường, cũng như có đủ tài chính nếu xảy ra những rủi ro.
Các rủi ro có thể gặp phải với Margin có thể kể đến như:
- Chi phí vay Margin: chi phí vay Margin hiện tại ở các Công ty Chứng khoán khá cao, từ 11 – 14%, trong khi lãi suất ngân hàng chỉ là 5 – 8%
- Biến động giá cổ phiếu: Sẽ có rất nhiều yếu tố thị trường tác động tới cổ phiếu, và đương nhiên, rất khó để kiểm soát cũng như dự đoán
- Sự bị động trong giao dịch: Vì tỷ lệ vay Margin được quyết định bởi Công ty Chứng khoán, nên khi “Call Margin” xảy ra, nhà đầu tư buộc phải bán cổ phiếu để cân bằng vốn. Trường hợp khi quá nhiều người sử dụng Margin bán ra khiến cổ phiếu giảm, thì còn dẫn tới thiệt hại tài chính kép.
- Rủi ro từ các nhà đầu tư: Kỹ năng phân tích, kiến thức, khả năng dự đoán,… Có rất nhiều yếu tố cần phải có nếu không muốn bị thua lỗ.
Để có thể dùng Margin tốt hơn, nên dành ra nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như học hỏi thêm về thị trường, các loại cổ phiếu. Nên biết rằng khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng thì dùng Margin mới có tỷ lệ sinh lời cao hơn. Và quan trọng nhất, hãy nhớ rằng Margin chỉ phù hợp với việc đầu tư ngắn hạn. Bạn có thể sinh lời đột phá hoặc là mất hết tất cả trong một đêm.
Vì thế, nhà đầu tư cần tính toán kỹ càng về thời điểm dùng Margin cũng như phân tích chi tiết rõ ràng trước khi chọn loại cổ phiếu. Nhà đầu tư cũng có thể tham vấn qua đội ngũ môi giới tại các Công ty Chứng khoán lớn để có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn.